Một số nguyên nhân dẫn tới tâm lí "chán học Piano"!
“CHÁN” học, “CHÁN” tập một tính từ khá nhạy cảm trong công cuộc tập đàn và học đàn, không chỉ đối với những bạn nhỏ mới học đàn Piano, mà đối với những người đã học Piano lâu năm, thậm chí là chuyên nghiệp. Đôi khi họ vẫn cảm thấy chán đó là điều rất bình thường. Và sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tâm lí "chán học Piano'', mọi người cùng nhau tham khảo nhé!
1. Không có người đồng hành
Nếu chỉ ngồi học và luyện tập một mình bạn sẽ rất nhanh chán, ngay kể từ khi bạn đi học tại trường học, bạn cũng cần thầy cô, bạn bè đồng hành, chơi đùa, trò chuyện,...Biết đâu chính họ sẽ là những người đưa ra cho bạn những giải pháp tốt nhất để giải tỏa sự "CHÁN học"
Khi có cho mình một người bạn đồng hành, bạn có thể chia sẻ vấn đề bạn đang vướng mắc với họ cũng là một cách học hiệu quả, nó sẽ phần nào khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn vì đã hiểu được thứ làm bạn chán nản,...
2. Tự tạo áp lực cho bản thân
Mình nghĩ rằng điều này là khá phổ biến, chỉ vừa mới tập Piano được vài tháng, thường sẽ phải luyện ngón rất là nhiều, thường thì khi ấy bạn sẽ có suy nghĩ "không biết mình phải luyện mấy cái này đến bao giờ?", "Phải tập cho được bài Abc để biểu diễn mới được",...
Tuy nhiên, việc học Piano cũng giống như việc bạn học các môn văn hóa, nghệ thuật khác. Chúng đều phải trải qua quá trình luyện tập chăm chỉ trong một khoảng thời gian tương đối dài. Và cuối cùng mới dẫn tới kết quả mà bạn kì vọng.
Việc bạn tự tạo áp lực cho bản thân mình quá đôi khi sẽ khiến bạn thêm căng thẳng. Hãy đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn, nó sẽ làm giảm nỗi sợ thất bại và cải thiện sự tự tin, điều này cũng có thể cải thiện động lực cho bạn. Ngày hôm nay bạn chưa khá lên không có nghĩa là bạn không thể tiến bộ, ngày hôm nay và những ngày trước bạn chăm chỉ luyện ngón không có nghĩa là ngày mai bạn không thể thử sức mình với những bản nhạc khó, phức tạp như những nghệ sĩ chuyên nghiệp mà bạn thường xem
“Hãy bình tĩnh, chỉ cần bạn cố gắng, đi xa hay gần vẫn là đi.”
3. Thiết bị học kém chất lượng/không có sự kết hợp giữa các chức năng
Một cây đàn có âm thanh không chuẩn, bàn phím có vấn đề,... hay chỉ có một vài chức năng cơ bản, ... cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn tới việc bạn chán học. Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu đàn điện công nghệ cao, đảm bảo về mặt âm thanh lẫn chất lượng, các bạn có thể sử dụng chúng trong quá trình luyện tập để tăng tính sáng tạo và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học đàn Piano của chính bạn
4. Bản thân chưa tìm được lí do để cố gắng
Bạn yêu thích điều gì ở Piano? Khi bạn bắt đầu học nó, bạn nghĩ tới mục tiêu đầu tiên nảy ra trong đầu, có thể là: trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, chơi đàn cho người thân nghe, giải tỏa căng thẳng sau giờ học, giờ làm,...Khi tìm ra lí do mình chọn Piano ngay từ đầu hoặc mục tiêu trong tương lai. Chắc hẳn các bạn sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục cố gắng, kiên trì với sự lựa chọn của mình đấy nhé!
5. Cảm giác thiếu "cạnh tranh"
Bằng một cách nào đó, mà chúng ta tác động lẫn nhau, có thể là tốt lên, có thể là kém thông qua cạnh tranh.
Thực tế đã chỉ ra rằng, chúng ta khá dễ bị ảnh hưởng từ những người xung quanh hơn những gì ta nghĩ khá nhiều - vì vậy hãy khai thác ảnh hưởng đó bằng cách tìm kiếm một liều lượng cạnh tranh khi bạn cần động lực để tiếp tục cố gắng. Đó có thể là một bạn học ở trình độ Piano tương đương với bạn hoặc một số nghệ sĩ cho bạn động lực để bạn nghĩ bạn sẽ cố gắng phấn đấu để có thể được như họ,....
Kết luận: “chán học, chán tập’’, thậm chí là nghe “piano” là cảm thấy ngại - Đây gần như không phải một hiện tượng tâm lý riêng ở độ tuổi hay giới tính nào. Mà mỗi chúng ta, ai cũng có những giây phút như vậy. Tuy nhiên chỉ cần bạn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và có cho mình những cách giải quyết phù hợp thì bạn sẽ vượt qua giai đoạn này sớm thôi. Chúc các bạn thành công!